THIẾT KẾ
Giới thiệu về tỷ lệ vàng.
Một trong những tỷ lệ nổi tiếng nhất trong toán học và thiết kế có từ thời Hy Lạp cổ đại. Tìm hiểu thêm về tỷ lệ vàng cùng vai trò của tỷ lệ vàng trong nghệ thuật và thiết kế.
Tỷ lệ vàng là gì?
Tỷ lệ vàng, còn được gọi là con số vàng hay tỷ lệ thần thánh, là tỷ lệ giữa hai số bằng khoảng 1,618. Thường được kí hiệu bằng chữ phi trong tiếng Hy lạp, tỷ lệ vàng liên quan chặt chẽ đến dãy số Fibonacci, một chuỗi số trong đó số tiếp theo bằng tổng hai số trước đó. Dãy số Fibonacci là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, v.v., với tỷ lệ của hai số liền kề ngày một tiệm cận về 1,618, hay phi.
Lịch sử của tỷ lệ vàng.
Người ta xác định rằng tỷ lệ vàng lần đầu tiên được đề cập là từ khoảng năm 300 trước công nguyên trong cuốn Elements của Euclid, tác phẩm Hy Lạp kinh điển về toán học và hình học. Euclid và các nhà toán học thời kỳ đầu khác như Pytago đã công nhận tỷ lệ này, nhưng họ không gọi đó là tỷ lệ vàng. Phải rất lâu sau đó, tỷ lệ này mới trở nên huyền bí. Năm 1509, nhà toán học người Ý Luca Pacioli trong cuốn De divina proportione, cùng với các tranh minh họa của Leonardo da Vinci, đã ca tụng tỷ lệ này là đại tiện cho tính đơn giản và trật tự thần thánh.
Nhờ cuốn sách của Pacioli và những minh họa của Leonardo, tỷ lệ vàng đã trở nên nổi tiếng trong giới toán học và nghệ sĩ. Trong nhiều thế kỷ về sau kể từ khi cuốn sách của Pacioli ra đời, nhiều người đam mê đã khẳng định rằng tỷ lệ này nghiễm nhiên hài hòa với mắt người, rằng đây là cái đẹp được nắm bắt qua một khái niệm toán học tinh túy, và rằng các đoạn thẳng tỷ lệ vàng, độ dài cạnh hình chữ nhật vàng và tam giác vàng xuất hiện trong suốt lịch sử nghệ thuật.
Những người đam mê tỷ lệ vàng cho rằng tỷ lệ này có tính thẩm mỹ cao vì vốn phổ biến trong thế giới tự nhiên. Tỷ lệ vỏ ốc anh vũ và cơ thể con người là những ví dụ về tỷ lệ vàng trong tự nhiên, nhưng chúng có xu hướng thay đổi rất nhiều tùy theo từng cá thể. Một số vỏ sò nở ra theo tỷ lệ vàng, theo mô hình được gọi là xoắn ốc vàng, nhưng không phải tất cả các vỏ sò đều như vậy. Đúng là ốc anh vũ duy trì cùng một tỷ lệ vỏ trong suốt cuộc đời, nhưng tỷ lệ vỏ của chúng thường là một hình xoắn ốc logarit, trái ngược với biểu thức phi.
Phi cũng xuất hiện trong nhiều khía cạnh khác của tự nhiên. Lá cây và hạt quả thông có xu hướng phát triển theo các quy luật gần giống với tỷ lệ vàng, còn hạt hướng dương và các loại hạt khác có xu hướng cắt gần theo tỷ lệ phi. Phi cho phép phân phối hiệu quả, do đó, những chiếc lá phát triển theo tỷ lệ vàng sẽ không che bóng của nhau và mọc ra ở vị trí tương quan với nhau theo một góc được gọi là góc vàng.
Không có bằng chứng nào cho thấy sử dụng tỷ lệ vàng tốt hơn các tỷ lệ khác, nhưng các nghệ sĩ và nhà thiết kế luôn nỗ lực tạo ra sự cân bằng, trật tự và bố cục thú vị cho tác phẩm của họ.
Tỷ lệ vàng trong nghệ thuật và thiết kế đồ họa.
Một số nghệ sĩ và nhà thiết kế chủ ý xây dựng tác phẩm của mình theo tỷ lệ vàng. Le Corbusier, một kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng vào giữa thế kỷ hai mươi, đã xây dựng phần lớn hệ thống kiến trúc của mình dựa trên tỷ lệ vàng. Salvador Dali, họa sĩ theo trường phái siêu thực, cố ý dùng canvas hình chữ nhật có tỷ lệ vàng cho bức The Sacrament of the Last Supper (Bí tích bữa tiệc cuối cùng) của mình. Năm 2001, ban nhạc prog-metal Mỹ Tool đã phát hành "Lateralus", một bài hát có nhịp điệu lấy cảm hứng từ Fibonacci.
Các nhà lịch sử nghệ thuật đã tìm thấy nhiều ví dụ về tỷ lệ vàng trong bức Mona Lisa, đền Parthenon ở Athens cổ đại và Kim tự tháp Giza. Tuy nhiên, phần lớn không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy các nghệ sĩ cố ý sử dụng tỷ lệ này theo cách mà Le Corbusier, Dali hoặc Tool đã làm. Nếu không có ghi chú thiết kế hoặc thông số kỹ thuật cho kim tự tháp, chúng ta không thể biết liệu các kỹ sư cổ đại có cố ý sử dụng phi hay không.
Cách sử dụng tỷ lệ vàng trong tác phẩm của bạn.
Tính thẩm mỹ và thiết kế không tuân theo các định luật toán học nghiêm ngặt. Đôi khi dù đã tuân thủ tỷ lệ vàng mà thiết kế vẫn không đẹp, nhưng bạn có thể sử dụng tỷ lệ vàng để định hình bố cục, tránh lộn xộn, tạo ra một thiết kế trật tự và cân bằng. "Hình đồ họa có thể có khá nhiều thứ, vì vậy mà vị trí là điều quan trọng nhất" - nhà thiết kế đồ họa Jacob Obermiller cho biết. Bạn có thể sử dụng tỷ lệ vàng để định hướng.
Tỷ lệ vàng giống như quy tắc 1/3 vậy: Có thể dùng làm quy ước hoặc hướng dẫn tạo bố cục, nhưng không phải là quy định cứng nhắc phải theo khi lập cấu trúc tác phẩm. Xét cho cùng, khoảng cách rất quan trọng và bất kỳ khung hướng dẫn nào cũng đều hữu ích cả. Theo Sara Berndt, sinh viên ngành kỹ thuật nhân tố con người: "Nếu mọi thứ đều quan trọng thì chẳng có điều gì quan trọng cả." Nếu chỉ đặt mọi hình ảnh vào chính giữa hay sắp xếp câu chữ thành một khối duy nhất không căn chỉnh, có nguy cơ bạn sẽ khiến người đọc, người xem hoặc người dùng cảm thấy mất hứng. Hãy sử dụng tỷ lệ vàng làm khung hướng dẫn cho tác phẩm để đảm bảo mọi thứ được dàn ra theo một bố cục hợp lý.
Với các quy ước như quy tắc 1/3 hay tỷ lệ vàng, bạn có thể biến hóa để tạo những khoảng trống đẹp mắt và giúp nội dung dễ hiểu hơn. Berndt cho biết: "Tỷ lệ vàng tập trung xử lý khoảng trống và mối quan hệ của khoảng trống với chỗ 'cần được chú ý'. Con người chỉ có thể tiếp nhận một lượng thông tin nhất định về mặt thị giác. Đây là nguyên tắc hướng dẫn giúp bạn hiểu được giới hạn chú ý của con người, để từ đó tạo ra thứ gì đó có tính thẩm mỹ cao."
Nếu bạn quyết định sử dụng tỷ lệ vàng làm cơ sở cho tác phẩm hoặc thiết kế của mình, quy tắc này có thể giúp dự án của bạn trông đồng đều, cân đối và đẹp mắt. Nhưng tỷ lệ mà bạn áp dụng không nhất thiết phải chính xác là 1,618, miễn là bạn thiết kế một cách có chủ đích và sáng tạo. Dù tỷ lệ là bao nhiêu Adobe Illustrator đều có thể giúp bạn tạo tác nên một tác phẩm cân bằng theo mức tỷ lệ vàng đã chọn.
https://main--cc--adobecom.hlx.page/cc-shared/fragments/seo-articles/do-more-illustrator-color-blade