Xem việc thiết lập hình ảnh thương hiệu có thể giúp xây dựng thương hiệu nhất quán hơn và quy trình làm việc của nhóm bạn hiệu quả hơn như thế nào.
Hình minh họa của Supernova Design.
Thương hiệu dễ nhận biết bắt đầu từ các yếu tố trực quan liên kết với nhau.
Từ danh thiếp đến trang web, mỗi nội dung bạn tạo ra cho công ty sẽ hiệu quả hơn nếu phản ánh yếu tố nhận diện thương hiệu của bạn. Tạo bộ nhận diện thương hiệu toàn diện sẽ đảm bảo hoạt động tiếp thị của bạn luôn thể hiện thương hiệu của bạn, khiến đối tượng người xem tài liệu tiếp thị quen thuộc và tin tưởng hơn vào thương hiệu theo thời gian. Và khi dành thời gian xây dựng kiểu hướng dẫn phong cách thương hiệu này, bạn cũng sẽ cung cấp cho nhóm của mình thứ họ cần để tạo ra sản phẩm tuyệt vời và có tác động mạnh mẽ một cách suôn sẻ hơn.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là tài liệu quan trọng nhất xác định những gì thuộc về và những gì không thuộc về thương hiệu của bạn, trong đó quy định rõ những màu sắc và kiểu chữ cần dùng và tránh dùng cho thương hiệu, phông chữ cần dùng cho khẩu hiệu, cũng như sự khác biệt có thể có về thiết kế giữa các chiến dịch theo mùa và hoạt động kéo dài cả năm. Đây là nguồn đáng tin cậy để nhóm sáng tạo của bạn tham khảo khi sáng tạo bất kỳ nội dung hình ảnh nào. Sau khi tất cả những việc nên làm và không nên làm được biên soạn thành bản PDF tiện dụng và các tài nguyên thương hiệu cần thiết để thiết kế các dự án được chia sẻ thì mọi thành viên trong nhóm hoặc bất kỳ đối tác sáng tạo hoặc người làm việc tự do nào đều có thể bắt đầu sáng tạo nội dung nhất quán với hình ảnh thương hiệu cho công ty của bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu của bạn cần có những gì?
Mặc dù nội dung trong bộ nhận diện thương hiệu sẽ khác nhau và có thể mở rộng hoặc đơn giản tùy theo công ty nhưng dưới đây là một số nguyên tắc hướng dẫn chính về thương hiệu nên có trong bộ công cụ này:
Các phông chữ và kiểu chữ.
Cách trình bày từ ngữ trong tài liệu tiếp thị của thương hiệu là một gợi ý trực quan quan trọng đối với khách hàng. Chọn kiểu chữ phù hợp và đảm bảo nhất quán cho thương hiệu là một bước vô cùng quan trọng để thống nhất nội dung và truyền đạt tới khách hàng. Kiểu chữ là cách gõ chữ và tất cả các phiên bản in đậm, in nghiêng hoặc chữ sít nhau của kiểu chữ đều là phông chữ. Bạn có thể tạo kiểu chữ của riêng mình và các phông chữ tùy chỉnh tương ứng hoặc chọn từ nhiều tùy chọn có sẵn trong các thư viện như Adobe Fonts. Việc chọn và đặt ra quy tắc cho nhóm sáng tạo của bạn sẽ góp phần đảm bảo tài liệu của bạn vừa có nét riêng vừa nhất quán với hình ảnh thương hiệu.
Bạn cũng nên đưa ra ví dụ về cách sử dụng các phông chữ và kiểu chữ phù hợp và không phù hợp trong bộ nhận diện thương hiệu của mình. Bạn có sử dụng chữ in đậm và in nghiêng không? Phông chữ của bạn có các phiên bản nét mảnh hay dày không? Bất kỳ một trong hai phiên bản có bị cấm không? Và phiên bản nào trong đó là lựa chọn chính xác cho tiêu đề so với nội dung chính? Khi xây dựng lộ trình rõ ràng cho văn bản, bạn cũng sẽ có thể giúp nhóm sáng tạo thỏa sức sáng tạo mà không phải lo lắng về tài nguyên không phù hợp với thương hiệu đến được giai đoạn phê duyệt.
Logo và xử lý logo.
Cho dù bạn có logo hay nhãn từ chứa tên công ty thì điều quan trọng vẫn là đặt ra các quy tắc cơ bản về cách nhà thiết kế hoặc đối tác sáng tạo có thể sử dụng những tài nguyên này. Bạn sẽ không thấy ô tròn màu đỏ của Target có màu tím hay quả táo của Apple nằm nghiêng. Những hình ảnh đó không nhất quán và do đó sẽ gây bất lợi đến trải nghiệm thương hiệu quen thuộc mà bạn muốn xây dựng.
Bộ nhận diện thương hiệu là nơi bạn có thể giải thích các quy tắc cho logo của mình và những điều tuyệt đối không được làm. Logo có bắt buộc phải luôn có màu của thương hiệu không? Có những quy tắc nào khi sử dụng trên nền màu sặc sỡ so với nền màu trắng? Có những phiên bản logo khác (gồm cả biểu tượng và tên công ty so với chỉ có biểu tượng) không và khác biệt như thế nào? Từ tài nguyên kỹ thuật số đến danh thiếp, áo phông và nhiều thứ khác nữa, hãy thử và chọn ra tất cả những cách bạn dự định sử dụng logo và đặt ra quy tắc cho những trường hợp sử dụng đó.
Hình minh họa của Tomás Salazar.
Bảng màu và các cách sử dụng.
Bộ nhận diện thương hiệu cần xác định những màu chính của thương hiệu và bất kỳ màu phụ nào mà nhóm và đối tác của bạn có thể sử dụng. Tính nhất quán của màu sắc đặc biệt quan trọng để nhận biết thương hiệu và tài nguyên không hòa hợp với màu thương hiệu của bạn sẽ khiến người xem bối rối, cho dù trong ý thức hay tiềm thức của họ. Như với logo, hãy suy nghĩ về những cách bạn có thể sử dụng màu sắc trong các tài liệu tiếp thị dạng kỹ thuật số, vật lý và từ đó bắt đầu xây dựng các quy tắc cho bộ nhận diện thương hiệu. Bạn luôn có thể bổ sung quy tắc sau nhưng mục đích là để tránh phải thấy những bản dự thảo tài nguyên sáng tạo đầu tiên cần làm lại màu.
Hình minh họa của Tomás Salazar.
Lợi ích của bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
Trong công ty của bạn, bộ nhận diện thương hiệu sẽ gia tăng hiệu suất thông qua việc hợp lý hóa quy trình làm việc sáng tạo. Bộ công cụ này cung cấp một ngôn ngữ trực quan chung để mọi người xử lý tài nguyên và các quy tắc để tài nguyên không bị chệch khỏi tiêu chuẩn. Bằng cách giải đáp ngay cả trước khi có câu hỏi, bạn sẽ cắt giảm thời gian lãng phí khi trang bị cho nhóm của mình hành trang để có kết quả làm việc tốt hơn.
Về mặt đối ngoại, bộ nhận diện thương hiệu giúp bạn có được sự nhất quán để tăng cường độ nhận diện thương hiệu. Và tính nhất quán của thương hiệu sẽ giúp bạn nổi bật trong một thị trường cạnh tranh. Nhầm lẫn là sai lầm chí mạng. Không chỉ đem lại nhiều lợi ích về hiệu suất, xây dựng thương hiệu nhất quán còn có thể gia tăng doanh thu thêm tới 23 phần trăm. Ngay cả những thương hiệu lớn, nổi tiếng cũng đã vượt 28 phần trăm so với mục tiêu doanh thu với sự hỗ trợ của hoạt động xây dựng thương hiệu nhất quán.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kỹ thuật đem lại cho bạn tất cả các công cụ cần thiết để tạo bộ nhận diện thương hiệu, hãy cân nhắc Adobe Creative Cloud dành cho nhóm. Tạo logo trong Adobe Illustrator, tạo tài nguyên thiết kế trang web và hình ảnh tinh chỉnh trong Photoshop, rồi kết hợp tất cả với thiết kế đồ họa tuyệt đẹp trong InDesign. Thêm vào đó, với Thư viện Creative Cloud, nhóm của bạn có thể chia sẻ các tài nguyên xây dựng thương hiệu giữa các ứng dụng và thiết bị, đồng thời luôn đồng bộ.
Tìm những cách sáng tạo để phát triển hoạt động kinh doanh của bạn.
CÂU CHUYỆN CỦA KHÁCH HÀNG
Xem các khách hàng của Adobe đang tạo những trải nghiệm tuyệt vời như thế nào với Creative Cloud dành cho nhóm.
PHƯƠNG PHÁP HAY NHẤT
Duyệt xem những nguyên tắc hướng dẫn mới nhất về thiết kế, tiếp thị hiệu quả và nhiều nội dung khác.
HƯỚNG DẪN
Nâng tầm sáng tạo của bạn với hướng dẫn từng bước.
Khám phá những ứng dụng bạn có thể dùng để tạo bộ nhận diện thương hiệu.
Chọn gói Creative Cloud dành cho nhóm của bạn.
Tất cả các gói đều bao gồm Bảng điều khiển dành cho quản trị viên để quản lý giấy phép dễ dàng, được hỗ trợ kỹ thuật 24/7, đăng tuyển dụng không giới hạn trên Adobe Talent và 1 TB dung lượng lưu trữ.
Ứng dụng đơn
Bạn chọn một ứng dụng sáng tạo của Adobe, ví dụ như Photoshop, Illustrator, lnDesign hoặc Acrobat Pro.*
GIÁ TRỊ TỐT NHẤT
Trọn bộ ứng dụng
Nhận hơn 20 ứng dụng sáng tạo của Adobe, bao gồm cả Photoshop, Illustrator, InDesign, Adobe Express, XD và nhiều ứng dụng khác.
Giới thiệu Creative Cloud Bản chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Tất cả các ứng dụng được nhóm yêu thích, giờ đây cộng thêm Adobe Stock không giới hạn. Tìm hiểu thêm
Gọi số +65 3157 2191 hoặc yêu cầu tư vấn
Bạn có thắc mắc? Hãy trò chuyện với chúng tôi.
Bạn mua cho tổ chức lớn? Hãy tìm hiểu về Creative Cloud dành cho doanh nghiệp
* Các ứng dụng đơn Acrobat Pro, Lightroom và InCopy kèm theo 100 GB dung lượng lưu trữ.